Đại gia tuần qua: Đại gia Nam Định bất ngờ tìm cơ hội ở nông thôn và Campuchia - Tài chính - Kinh Doanh

Tin mới nhất

Home Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Đại gia tuần qua: Đại gia Nam Định bất ngờ tìm cơ hội ở nông thôn và Campuchia

 hế giới di động mở chuỗi điện máy ở Campuchia

Thế giới di động của đại gia Nguyễn Đức Tài vừa công bố kết quả doanh thu thuần tháng 7 đạt 8.669 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, doanh số của tập đoàn bán lẻ này giảm 7%. 

Theo ban lãnh đạo công ty, kết quả trên phản ánh tác động của dịch bệnh Covid-19 lên nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện thoại, điện máy khi thu nhập khả dụng của người dân bị ảnh hưởng. Việc giảm tốc doanh thu là điều hiếm thấy trước đây với doanh nghiệp này.

Đại gia tuần qua: Đại gia Nam Định bất ngờ tìm cơ hội ở nông thôn và Campuchia - 1

Thế giới Di động cũng đang mở rộng chuỗi điện máy tại Campuchia

Công ty đánh giá hậu quả của dịch Covid-19 tới sức mua của thị trường có thể kéo dài trong một vài năm tới. Doanh nghiệp dự kiến thử nghiệm các mô hình mới để gia tăng nhanh thị phần.

Chuỗi bán lẻ này đang triển khai mô hình cửa hàng điện máy super-mini tại tỉnh Tiền Giang với mặt sàn 120-150 m2, bằng một nửa diện tích cửa hàng mini thông thường, với chỉ 4 nhân viên. Những cửa hàng này hướng tới thị trường nông thôn, ở các tuyến xã nơi chưa có sự hiện diện của các siêu thị điện máy.

Ngoài ra, Thế giới Di động cũng đang mở rộng chuỗi điện máy tại Campuchia sau khi đổi tên từ Bigphone+ thành Bluetronics. Đến cuối tháng 8, đại gia bán lẻ Việt Nam dự kiến có 11 cửa hàng và kết thúc năm 2020 với 50 cửa hàng điện máy tại Campuchia. Nếu hoàn thành mục tiêu này, Thế giới Di động sẽ trở thành nhà bán lẻ hàng điện tử lớn nhất Campuchia. Những chuỗi điện máy lớn ở Campuchia hiện tại như Kfour, Sunsimexco hiện mới có 10 cửa hàng.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đặt mục tiêu VinMart, VinMart+ hòa vốn cuối năm 2020

Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (VCM) - đơn vị điều hành hệ thống siêu thị VinMart, siêu thị mini VinMart+ và nông trại VinEco vừa công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm. Cụ thể, nửa đầu năm 2020, VCM lỗ sau thuế 1.787 tỷ đồng.

Đại gia tuần qua: Đại gia Nam Định bất ngờ tìm cơ hội ở nông thôn và Campuchia - 2

 VCM đang trên đà hướng đến mục tiêu đề ra của Ban điều hành: EBITDA năm 2020 về gần mức hòa vốn

Thực tế, trước khi chuyển giao, VCM có lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ít nhất hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm. Thời điểm đó, VCM là hệ thống bán lẻ hiện đại có quy mô toàn quốc, với độ bao phủ 3.022 điểm bán, doanh thu 25.500 tỷ đồng, khấu hao và lãi vay (EBITDA) âm gần 9% trong năm 2019. 

VCM đang trên đà hướng đến mục tiêu đề ra của Ban điều hành: EBITDA năm 2020 về gần mức hòa vốn (-1%; -3%) dự kiến cả năm 2020, doanh thu dự kiến tăng 38% so với 2019, đạt mức 35.000 tỷ đồng.

Đại diện Masan cho biết, thời gian tới tập đoàn sẽ tập trung đẩy mạnh mảng siêu thị mini VinMart+, vốn đang mang về khoản doanh thu khá tốt. Mô hình này sẽ thiết lập nền tảng chiến lược để hiện thực hóa tầm nhìn của Masan về các điểm POL (Point of Life).

Trong năm nay, Masan dự kiến mở mới 100-300 cửa hàng VinMart+, 10-30 siêu thị VinMart. Song song đó, Masan cũng sẽ đóng cửa tối đa 10 siêu thị, 150-300 cửa hàng hoạt động không hiệu quả.

Tập đoàn FLC có thêm nữ Phó Tổng Giám đốc

Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC đã bổ nhiệm bà Lê Thị Trúc Quỳnh giữ chức Phó Tổng Giám đốc. Bà Trúc Quỳnh sinh năm 1976, thường trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. 

Theo Tập đoàn FLC, bà Trúc Quỳnh từng làm việc tại nhiều ngân hàng thương mại trong nước như Ngân hàng Hàng Hải (MSB), Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank)…

Trước đó, giai đoạn từ năm 2015 đến 2018, bà Trúc Quỳnh từng giữ vị trí Phó Trưởng Ban Tài chính của Tập đoàn FLC.

Trở lại lần này ở vị trí Phó Tổng giám đốc, dự kiến bà Trúc Quỳnh sẽ phụ trách hoạt động khách hàng chiến lược của Tập đoàn FLC, hãng hàng không Bamboo Airways cũng như các công ty thành viên khác.

Như vậy hiện nay Tập đoàn FLC có một Tổng Giám đốc là bà Bùi Hải Huyền và 9 Phó Tổng Giám đốc là bà Đàm Ngọc Bích, ông Đặng Tất Thắng, ông Trần Thế Anh, bà Võ Thị Thùy Dương, ông Lã Quý Hiển, bà Vũ Đặng Hải Yến, bà Đặng Thị Lưu Vân, ông Đỗ Như Tuấn và bà Lê Thị Trúc Quỳnh.

Bầu Hiển ủng hộ Quảng Nam hàng ngàn kit xét nghiệm chống dịch Covid-19

Tập đoàn T&T Group và SHB của doanh nhân Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) đã tài trợ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh Quảng Nam số lượng lớn sinh phẩm và thiết bị y tế thiết yếu, bao gồm 7.500 bộ kit xét nghiệm virus Covid-19 và 25.000 bộ trang phục bảo hộ y tế…

Đây là hành động kịp thời, chung sức đồng lòng cùng Quảng Nam, góp phần vào cuộc chiến quyết liệt, tiếp tục giữ vững tinh thần, sức khỏe và nỗ lực chống dịch nhanh chóng thành công.

Mới đây nhất, để tiếp sức cho Hải Dương chống dịch, Tập đoàn T&T Group đã tài trợ cho địa phương hệ thống xét nghiệm Realtime - PCR gồm 1 hệ thống đọc Realtime - PCR và 4 máy tách chiết, tiêu chuẩn châu Âu, nâng tổng số tiền ủng hộ của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của doanh nhân Đỗ Quang Hiển lên tới trên 60 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Công thôi chức Chủ tịch KLF

Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (Mã: KLF) đã miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT đối với ông Nguyễn Đức Công. Ông Công vẫn tiếp tục là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KLF.

Cùng ngày 18/8, HĐQT công ty bầu Thành viên HĐQT Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT.

Ông Tùng sinh năm 1973, thường trú tại quận Đống Đa, TP Hà Nội. Tháng 5/2014, ông Tùng được bổ nhiệm làm Thành viên Ban Kiểm soát CTCP Chứng khoán Artex (Mã: ART, nay đã đổi tên là CTCP Chứng khoán BOS).

Ông Nguyễn Đức Công sinh năm 1981, được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc KLF ngày 13/8/2018 và bầu kiêm nhiệm chức Chủ tịch KLF ngày 5/2/2020.

Việc ông Công thôi chức Chủ tịch KLF là nhằm tuân thủ Nghị định 71/2017. Cụ thể, từ ngày 1/8/2020, Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của cùng một công ty đại chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here